Chỉ trích Chủ_nghĩa_McCarthy

Nước Mỹ trở nên bị chia rẽ trầm trọng sau khi thực thi các chính sách và hoạt động liên quan đến chủ nghĩa McCarthy.

Chẳng hạn, trong quyền phủ quyết của Đạo luật An ninh nội bộ McCarran năm 1950, Tổng thống Truman đã viết: "Ở một đất nước tự do, chúng ta trừng phạt phạm nhân vì những tội ác mà họ phạm phải, chứ không phải vì những ý kiến mà họ có."[61] Truman cũng không thành công trong việc phủ quyết Đạo luật Taft Mitch Hartley. Năm 1953, sau khi rời nhiệm sở, Truman đã chỉ trích chính quyền Eisenhower hiện tại:[62]

Chúng ta thấy rõ rằng chính quyền hiện tại đã hoàn toàn ủng hộ chủ nghĩa McCarthy vì lợi ích chính trị của họ. Tôi không phải đang nhắc đến tay Thượng nghị sĩ từ Wisconsin [McCarthy]. Anh ta chỉ quan trọng ở chỗ tên của anh ta được sử dụng trong từ điển để nói về chủ nghĩa này. Chủ nghĩa McCarthy là sự bóp méo sự thật, việc bỏ qua các qui trình tố tụng. Đó là việc sử dụng những lời dối trá khủng khiếp và lời buộc tội vô căn cứ đối với bất kỳ công dân nào nhân danh chủ nghĩa Mỹ hoặc vì an ninh [quốc gia]. Đó là sự gia tăng quyền lực của những kẻ mị dân sống giả dối; đó là sự lây lan của nỗi sợ hãi và sự hủy hoại niềm tin trong mọi cấp độ của xã hội.

Vào ngày 1 tháng 6 năm 1950, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith, thuộc Đảng Cộng hòa tiểu bang Maine, đã có bài phát biểu trước Thượng viện mà bà gọi là "Tuyên ngôn về lương tâm". Với quan điểm công kích Chủ nghĩa McCathy, bà kêu gọi tôn trọng "một số nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mỹ: Quyền phê phán; Quyền được giữ niềm tin khác biệt với số đông; Quyền phản kháng; Quyền suy nghĩ độc lập." Bà công kích quan điểm "không biết gì, nhưng lại nghi ngờ mọi thứ" của chủ nghĩa McCarthy.[63] Sáu thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng hòa, Wayne Wayne Morse, Irving M. Ives, Charles W. Tobey, Edward John Thye, George Aiken, và Robert C. Hendrickson đã tham gia cùng bà Smith khi lên án những hoạt động của những người theo chủ nghĩa McCarthy.

Elmer Davis, một trong những phóng viên và nhà bình luận tin tức được kính trọng nhất trong hai thập niên 1940-1950, thường lên tiếng chống lại những quan điểm cực đoan của chủ nghĩa McCarthy. Ông cảnh báo rằng nhiều phong trào chống cộng ở địa phương đã trở thành một "cuộc tấn công chung, không chỉ đối với các trường học, cao đẳng, thư viện, đối với giáo viên và sách vở, mà còn đối với tất cả những người biết tư duy và viết... nói ngắn gọn, tấn công sự tự do trí thức".[64]

Chân dung phóng viên đài phát thanh- truyền hình Edward R. Murrow

Một trong những đối thủ có uy tín nhất đối đầu chủ nghĩa McCarthy là nhà phát thanh và nhà phân tích nổi tiếng của đài CBS, Edward R. Murrow. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1953, chương trình See It Now của Murrow đã phát sóng một tập phim về việc sa thải Milo Radulovich, một cựu trung úy Không quân dự bị, người bị buộc tội liên kết với Cộng sản. Chương trình đã chỉ trích mạnh mẽ cách điều tra và truy tố của Không quân, trong đó có việc đưa ra bằng chứng trong một phong bì dán kín mà chính Radulovich và luật sư của ông không được phép mở.

Vào ngày 9 tháng 3 năm 1954, chương trình See It Now đã phát sóng một tập khác nói về chủ nghĩa McCarthy. Ở tập phát sóng này, chương trình tấn công trực diện chính Joseph McCarthy. Với tiêu đề "Báo cáo về Thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy", tập phát sóng này đã sử dụng các đoạn diễn văn của McCarthy để miêu tả ông là người dối trá, ngang ngược, và hung bạo với các nhân chứng và người Mỹ nổi tiếng. Chương trình phát sóng này được xem là một sự kiện quan trọng trong việc kết thúc thời kỳ chủ nghĩa McCarthy.[65]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_McCarthy http://www.authentichistory.com/1946-1960/4-cwhome... http://caselaw.findlaw.com http://oed.com/search?searchType=dictionary&q=McCa... http://www.openroadmedia.com/ebook/the-troubled-ai... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://americanhistory.oxfordre.com/view/10.1093/a... http://www.press.uchicago.edu/Misc/Chicago/404811i... //dx.doi.org/10.1093%2Facrefore%2F9780199329175.00... http://www.mcslibrary.org/program/library/declarat... http://trumanlibrary.org/publicpapers/viewpapers.p...